Báo chí

Woollahra Philharmonic Orchestra và sứ mệnh với âm nhạc

Nghệ sĩ độc tấu, pianist Lưu Hồng Quang trò chuyện cùng nhà báo Christine Whiston sau chương trình hòa nhạc.

Lần đầu tôi gặp gỡ dàn nhạc giao hưởng Woollahra Philharmonic vào năm ngoái (trước Covid), nhưng chỉ khi có cơ hội cộng tác cùng nhau, tôi mới thực sự cảm nhận được năng lượng tươi mới đến ngỡ ngàng khi lắng nghe những âm thanh của dàn nhạc cất lên.

Bạn sẽ nhận thấy thế giới âm thanh họ mang tới là một thế giới vô cùng gần gũi với khán giả. Một nghệ sĩ độc tấu sẽ cống hiến cho khán giả và giao thiệp với mọi thứ xung quanh theo một cách rất khác biệt. Thế nhưng chương trình hòa nhạc đã mang đến một sự giao cảm vô cùng mạnh mẽ. Tôi cảm nhận rất rõ năng lượng ấy đến từ khán giả khi họ đón nhận những rung cảm vô hình mà âm nhạc đem tới.

Bạn sẽ nhận thấy âm nhạc truyền cho ta cảm hứng để bằng một cách đẹp đẽ nhất, khán giả, dàn nhạc giao hưởng và nghệ sĩ độc tấu hòa quện vào nhau, thăng hoa cùng nhau.

Bài báo phỏng vấn nghệ sĩ dương cầm Lưu Hồng Quang

Tôi đã mời một số sinh viên và bạn bè thân thiết đến nghe buổi hòa nhạc. Các sinh viên của tôi đã rất xúc động với sự gần gũi của dàn nhạc, với những màu sắc của âm thanh và sự đam mê nghệ thuật mãnh liệt. Biểu diễn trực tiếp vì thế không giống như nghe ở nhà, nó có năng lượng riêng của nó.

Nghệ sĩ dương cầm Lưu Hồng Quang cùng dàn nhạc giao hưởng Woollahra Philharmonic

Mỗi một chương trình hòa nhạc giống như một món quà Giáng sinh vậy, dù bạn biết là mình sẽ nhận nó đấy, nhưng bạn sẽ chẳng thể nào biết hết cho đến khi bạn mở món quà ra để biết có gì bên trong.

Tạp chí Village Voice, Sydney

Người nghệ sĩ trên sân khấu luôn là người truyền tải những thông điệp không lời. Trong tiềm thức họ luôn dành sự ngưỡng mộ với âm nhạc, họ mang trong mình khả năng thiên bẩm để là người được chọn, và thật tự hào, họ là cây cầu nối cho cuộc đối thoại giữa khán giả và thế giới nội tâm sâu sắc của người nghệ sĩ.

Nhà báo Christine Whiston

Nguồn: Tạp chí Village Voice

Dịch: BTV Châu Anh