Tài năng âm nhạc Lưu Hồng Quang có ngoại hình khá bảnh trai. Anh hiện đang du học tại Úc và đã giành nhiều giải thưởng quốc tế lớn về piano. Anh chia sẻ: “Có lẽ tình yêu của tôi đối với cây đàn piano và âm nhạc quá lớn, tôi không còn thời gian để nuôi dưỡng một tình cảm đặc biệt với ai”.
- Người có ảnh hưởng đến ước mơ bạn đang theo đuổi hiện nay có phải là người cha PGS-TS-NSƯT Lưu Quang Minh?
Cha tôi là người hướng cho tôi theo con đường nghệ thuật và cũng là người hướng dẫn cho tôi những bước đầu của chặng đường đi. Bên cạnh đó, những người có sức ảnh hưởng mạnh đối với quá trình học tập của tôi còn có GS.TS Trần Thu Hà, NSND Đặng Thái Sơn, NS Tôn Thất Triêm, NS Kyunghee Lee (Người tôi đang theo học hiện tại)
- Bạn có thể chia sẻ những kỷ niệm thú vị khi còn thơ bé dưới sự hướng dẫn và chỉ bảo của cha trên con đường nghệ thuật?
Con đường đến với nghệ thuật của tôi đã trải qua là một quãng đời rất dài, nó không bằng phẳng như đa số những nghệ sĩ trẻ. Tôi đến với piano từ rất sớm nhưng tình yêu đối với cây đàn thì mãi sau này mới thực sự cảm nhận được.
Đam mê với âm nhạc không tự nhiên đến với tôi từ lúc đầu mà phát triển dần dần qua năm tháng. Khi còn nhỏ, song song với việc học văn hóa, bố tôi vẫn thường giám sát việc tập luyện piano một cách nghiêm túc cho tôi. Nghĩ lại thì thấy cũng buồn cười, tôi luôn tự thắc mắc vì sao mình phải ngồi tập trung luyện tập nhiều tiếng đồng hồ trong một ngày thay vì ra khỏi nhà chơi đùa với lũ trẻ hàng xóm. Bây giờ tôi mới thấy những giờ phút được bố mẹ uốn nắn từ nhỏ là quý giá. Đó là những bước cơ bản vững chắc cho sự phát triển của tôi sau này.
- Đằng sau thành công với hàng loạt các giải thưởng âm nhạc quốc tế đạt được, chắc hẳn là không ít mồ hôi đã đổ xuống trong những giờ tập luyện vất vả?
Đằng sau ánh hào quang của sân khấu và những giờ phút thăng hoa trong âm nhạc là cả một quãng thời gian dài âm thầm lặng lẽ khổ luyện ngày đêm. Có lẽ không chỉ âm nhạc mà bất cứ một ngành nghề gì thì cũng thì cũng đều cần sự nỗ lực phi thường mới có thể chạm đến cánh cửa thành công.
Tôi dùng hai chữ “khổ luyện” vì nó thực sự phản ánh sự quyết tâm của một người. Đối với công việc của tôi mà nói, về mặt tập luyện cũng như một vận động viên vậy, ngày 6-8 tiếng liên tục. Hơn thế nữa, không phải chỉ yếu tố tập luyện mà có thể quyết định hết mọi thứ, còn cần rất nhiều thời gian đọc, đào sâu tìm hiểu những kiến thức, lịch sử, cội nguồn của các tác phẩm âm nhạc, tác giả.
Bên cạnh đó, thường xuyên bổ sung những kiến thức xã hội và tham khảo các loại hình nghệ thuật khác để tìm thêm cảm hứng. Một nghệ sĩ giỏi thì không phải chỉ là một cái máy biết chơi nhạc mà phải là một người hết mình cống hiến cho từng nốt nhạc, phải suy ngẫm và truyền tải đến người nghe một thông điệp gì. Tôi còn nhớ có nhiều lần trước một buổi biểu diễn hay một cuộc thi, hàng đêm tôi vẫn thường bật dậy ra khỏi giường để giở bản nhạc ra xem lại, củng cố thêm kiến thức của mình cũng như kiểm tra một cách kỹ lưỡng những chi tiết quan trọng mà tác giả tâm đắc viết ra.
Tôi luôn luôn cố gắng trau dồi từng nốt nhạc mà mình chơi để sao cho có ý nghĩa bởi vì đối với tôi, tôi tin rằng âm nhạc có một sứ mệnh cao hơn đơn thuần là giải trí. Nó có những giá trị sâu sắc, giáo dục và nâng cao tầm hồn con người.
- Cuộc sống của một du học sinh tại Úc có khiến Quang gặp nhiều khó khăn?
Quả thực, lúc mới sang tôi có gặp chút khó khăn về ngôn ngữ và cuộc sống. Vốn là một người ít giao tiếp, tôi cảm thấy khi sang đây mọi thứ thật mới lạ. Tuy còn nhiều bỡ ngỡ nhưng thật may mắn cho tôi đã được tiếp xúc và làm việc với các thầy cô và bạn bè mới. Họ đã tận tâm giúp cho tôi học những điều mới và rồi tôi dần hòa đồng với văn hóa mới. Nhờ vậy, nên tôi không cảm thấy shock hay quá bất ngờ về điều gì, trái lại tôi cảm thấy mọi thứ thật thú vị và đáng cho mình khám phá.
- Quang có thể giới thiệu một vài nét về ngôi trường của mình như thế nào?
Ngôi trường tôi đang học có tên là Australian International Conservatorium of Music (Học viện Âm nhạc quốc tế Úc - AICM). Ngôi trường này gồm nhiều học sinh quốc tế từ những quốc gia khác nhau.
Số lượng học sinh chỉ giới hạn trên dưới 100 với một sự chọn lọc nhất định, bao gồm tất cả các thể loại âm nhạc. Chính vì không quá đông về số lượng nên không khí chung của trường rất thân thiện và ấm cúng, các học sinh có nhiều điều kiện để trao đổi, học hỏi lẫn nhau về âm nhạc và văn hóa.
- Bạn có so sánh gì giữa Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam và AICM, nơi bạn đang theo học?
Thực ra, 2 ngôi trường tôi đã từng theo học đều có những điểm chung chỉ khác là phương pháp. Mỗi học viện đều có những điểm tốt mà tôi đã học được. Ở Việt Nam, nói chung chương trình học tương đối chi tiết và đòi hỏi học sinh cần phải làm việc rất chăm chỉ và tích cức. Còn tại Úc, thì chương trình không quá nhấn mạnh vào số lượng mà để cho học sinh phát huy sự linh hoạt của mình khi học. Tôi luôn cố gắng để cân bằng cả hai phương pháp trên để mình có được kết quả cao nhất.
- Cuộc sống của một du học sinh tại Úc có khiến Quang gặp nhiều khó khăn?
Quả thực, lúc mới sang tôi có gặp chút khó khăn về ngôn ngữ và cuộc sống. Vốn là một người ít giao tiếp, tôi cảm thấy khi sang đây mọi thứ thật mới lạ. Tuy còn nhiều bỡ ngỡ nhưng thật may mắn cho tôi đã được tiếp xúc và làm việc với các thầy cô và bạn bè mới. Họ đã tận tâm giúp cho tôi học những điều mới và rồi tôi dần hòa đồng với văn hóa mới. Nhờ vậy, nên tôi không cảm thấy shock hay quá bất ngờ về điều gì, trái lại tôi cảm thấy mọi thứ thật thú vị và đáng cho mình khám phá.
- Quang có thể giới thiệu một vài nét về ngôi trường của mình như thế nào?
Ngôi trường tôi đang học có tên là Australian International Conservatorium of Music (Học viện Âm nhạc quốc tế Úc - AICM). Ngôi trường này gồm nhiều học sinh quốc tế từ những quốc gia khác nhau.
Số lượng học sinh chỉ giới hạn trên dưới 100 với một sự chọn lọc nhất định, bao gồm tất cả các thể loại âm nhạc. Chính vì không quá đông về số lượng nên không khí chung của trường rất thân thiện và ấm cúng, các học sinh có nhiều điều kiện để trao đổi, học hỏi lẫn nhau về âm nhạc và văn hóa.
- Bạn có so sánh gì giữa Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam và AICM, nơi bạn đang theo học?
Thực ra, 2 ngôi trường tôi đã từng theo học đều có những điểm chung chỉ khác là phương pháp. Mỗi học viện đều có những điểm tốt mà tôi đã học được. Ở Việt Nam, nói chung chương trình học tương đối chi tiết và đòi hỏi học sinh cần phải làm việc rất chăm chỉ và tích cức. Còn tại Úc, thì chương trình không quá nhấn mạnh vào số lượng mà để cho học sinh phát huy sự linh hoạt của mình khi học. Tôi luôn cố gắng để cân bằng cả hai phương pháp trên để mình có được kết quả cao nhất.